Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

Động lực làm việc của tôi mỗi ngày là gì ?

1. Kiếm tiền

2. Phát triển bản thân

3. Được đi đây đi đó

4. Được chia sẻ điều mình học được, tích lũy được với người khác

5. Có kiến thức chia sẻ lại cho con cái

6. Được làm mình thích

7. Học hỏi điều mới mỗi ngày

8. Làm việc với nhóm của mình

9. Được giao lưu sau giờ làm việc

10. Văn hóa công ty

11. Chế độ công ty tốt

12. Làm giàu đẹp cho đất nước

13. Thử thách bản thân

14. Được khen ngợi

15. Được công nhận

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2022

8 Kỹ năng nhân viên QC cơ khí cần có

Dưới dây là 8 Kỹ năng nhân viên QC cơ khí cần có

1. Hiểu rõ vai trò của nhân viên QC

Trước tiên là nhân viên QC bạn cần hiểu rõ vai trò của mình. Bạn cần nắm rõ vai trò của nhân viên QC cơ khí là đo đạc các tiêu chí  trên bản vẽ đưa ra và so sánh với dung sai trên bản vẽ để đánh giá sản phẩm đạt hay không đạt. Vì vậy bạn cần tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí cần kiểm soát trên bản vẽ

2. Hiểu các tiêu chí chất lượng trong cơ khí

Dung sai hình học cơ bản

Là nhân viên cơ khí bạn cần nắm rõ các tiêu chí chất lượng trong cơ khí như

- Dung sai kích thước: Đường kính trong, đường kính ngoài, kích thước theo bản vẽ

- Dung sai hình học: Độ tròn, độ đồng tâm, độ trụ, độ đảo, độ song song, độ đồng phẳng

- Dung sai bề mặt: Độ nhám

- Các tiêu chí về vật liệu: Độ cứng, độ bền kéo, độ bền uốn...

3. Sử dụng dụng cụ đo và các phương pháp thử nghiệm

Bạn cần phải biết sử dụng các công cụ và phương pháp thử nghiệm sau

- Thước m, căn lá, bàn máp

- Thước cặp, panme, highgate

- Highgate, Đồng hồ so

- Máy đo CMM

- Thuốc thử inox

- Các phương pháp kiểm tra ngoại quan: Via, xước

4. Đọc bản vẽ

Với bản vẽ bạn cần biết

- Các nguyên tắc bản vẽ thông thường

- Quy tắc trình bày bản vẽ với từng công ty. Với nhân viên QC cơ khí thì việc chú ý từng mục ghi chú nhỏ trên bản vẽ là điều quan trọng

5. Lập checklist kiểm tra

Thông thường các kết quả đo với chi tiết đơn lẻ sẽ được trình bày luôn lên bản vẽ, nhưng với các chi tiết có số lượng lớn thì bạn cần phải biết cách lập checklist cho trực quan

6. Phân loại và nhận biết sản phẩm lỗi

Trong quá trình kiểm tra chắc chắn bạn sẽ phát hiện ra sản phẩm lỗi. Nếu như bạn không tách riêng và nhận biết một cách phù hợp thì sản phẩm lỗi có thể lẫn vào hàng đạt. Do đó khi phát hiện sản phẩm lỗi bạn cần tách vào các thùng chứa riêng, bạn cần phải đánh dấu vào sản phẩm lỗi

7. Lưu trữ hồ sơ

Lưu trữ và sắp xếp hồ sơ để sau này có thể tra lại các kết quả đo là điều cần thiết. Tuy nhiên trong một công ty cơ khí sẽ có rất nhiều bản vẽ thì việc lưu trữ để sau này tìm lại dễ dàng và đầy đủ là một điều cần rèn luyện

8. Thống kê lỗi

Là một nhân viên QC bạn cần phải biết thống kê số liệu để chỉ ra xu hướng chất lượng của khâu bạn đang kiểm soát. Để thống kê lỗi bạn cần biết 2 kỹ năng chính

- Sử dụng Excel

- Sử dụng 7 công cụ QC

Trên đây là 8 kỹ năng của nhân viên QC cơ khí, hy vọng nó cũng sẽ giúp các bạn nhân viên QC ngành khác có sự tham khảo tương ứng

Hy vọng bài viết này hữu ích với mọi người !

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

Bạn cần làm gì khi bước vào môi trường làm việc mới

Bắt đầu công việc ở một môi trường mới như thế nào để công việc của bạn thuận lợi về sau đó là điều thực sự quan trọng. Với bản thân mình là người có một số lần chuyển việc thì mình rút ra kinh nghiệm sau:

1. Tìm kiếm điểm mạnh của công ty, của phòng ban làm việc

Trước tiến bạn hãy tìm kiếm điểm mạnh của công ty, của phòng ban mình làm việc để học hỏi cũng như là để tạo tinh thần hứng khởi cho bản thân. Điều này cũng giúp mọi người trong công ty có thiện cảm với mình, vì một lẽ tự nhiên ai cũng được khen. Và bạn là một người mới vào cái nhìn khách quan của bạn là một điều mà mọi người mong muốn. Thay vì chê bai hoặc tìm điểm chưa tốt thì hãy tìm điểm mạnh của nơi bạn làm việc

2. Tuân thủ nội quy, công ty

Bất kỳ công ty nào cũng sẽ có nội quy riêng, bạn nên tìm hiểu những gì được coi là quan trọng, nghiêm khắc nhất để bạn tránh mắc vào việc đó. Ví dụ có công ty nghiêm khắc trong đồng phục, có công ty lại nghiêm khắc về việc ăn vặt trong giờ, có công ty lại nghiêm khắc về sự đúng giờ khi đi làm hoặc họp

3. Tìm hiểu lịch sử, văn hóa công ty

Mỗi công ty đều có lịch sử và văn hóa riêng, và thường ảnh hưởng bởi lãnh đạo. Do đó bạn cần phải hiểu được điều này. Việc cư sử phù hợp với văn hóa công ty sẽ giúp bạn có cách ững xử phù hợp trong công việc. Ví dụ có công ty rất coi trọng văn hóa chào hỏi thì bạn cũng cần chú ý tới điều này

4. Tìm hiểu về sản phẩm của công ty

Hiểu rõ sản phẩm của công ty là điều vô cùng quan trọng, nó sẽ giúp cho bạn dễ dàng hình dung công việc của bạn và các phòng ban sau này

5. Lắng nghe suy nghĩ của mọi người

Trong quá trình giao tiếp hãy lắng nghe suy nghĩ của mọi người xung quanh mình, xem họ nghĩ thế nào, họ có khăn gì, họ yêu mến công ty ở điều gì, họ nghĩ gì về tương lai. Khi nắm bắt được tâm tự nguyện vọng của mọi người cũng sẽ giúp công việc của bạn sau này thuận lợi

6. Cải thiện các điểm yếu của bạn thân

Khi bạn mới vào công ty thì ngoài việc tìm hiểu nơi làm việc thì bạn cũng nên tìm cách khắc phục điểm yếu, điểm hạn chế của bản thân tại nơi làm việc như về kiến thức ngành, kỹ năng nào đó bạn thấy mình yếu ở môi trường mới

7. Hỗ trợ mọi người trong công ty

Song song với quá trình tìm hiểu công ty, khắc phục điểm yếu của bản thân, bạn nên hỗ trợ mọi người công ty để thể hiện sự hợp tác của bạn với mọi người, và do đó mọi người sẽ có cảm tình tốt với bạn. Họ sẽ chia sẻ với bạn nhiều hơn

8. Tham gia cải thiện các vấn đề của công ty

Khi đã làm được 7 điều ở trên thì lúc này bạn cần thể hiện mình nhiều hơn vào việc tham gia giải quyết các vấn đề của công ty. Lúc này bạn hãy thể hiện những sở trường của mình

Trên đây là kinh nghiệm của mình khi hòa nhập môi trường mới. Hy vọng kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn đặc biệt là các sinh viên mới ra trường

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

Quản lý trực quan trong sản xuất

Quản lý trực quan là truyền tải thông tin dễ thấy, dễ hiểu trong nhà máy giúp mọi người nắm bắt thông tin nhanh chóng và phát hiện ra các trạng thái bất thường một cách nhanh nhất

Dưới dây là các ví dụ về Quản lý trực quan trong sản xuất



2. Layout nhà xưởng


3. Vạch kẻ đường, vạch phân khu



4. Biển chỉ dẫn


5. Biểu đồ, dashboard



6. Sắp xếp trực quan



7. Kế hoạch trực quan

Phân biệt Lead time, Cycle time và Talkt time là gì ?

Lead time: Thời gian tính từ khi đặt hàng tới khi khách hàng nhận được hàng. 

Đây là đại lượng đặc trưng khả năng đáp ứng của Nhà máy, Lead time càng ngắn thì khách hàng càng nhận được hàng sớm

Ví dụ: Ngày 20/8 khách order 500 sản phẩm, ngày 25/8 khách nhận được thì lead time là 5 ngày

Cycle time: Là thời của 1 sản phẩm tính từ lúc vào truyền tới khi ra khỏi truyền

Đây là đại lượng thể hiện cho độ thời gian lưu trên truyền của sản phẩm, sản phẩm càng lưu trên truyền lâu thì chi phí sản xuất càng tăng

Ví dụ: 1 chiếc áo từ khi bắt đầu cắt vải tới khi đóng hộp xong thì mất 4h, Cycle time = 4h

Talkt time: Là khoảng cách giữa 2 sản phẩm liền kề trên truyền

Đây là đại lượng đặc trưng cho năng suất của nhà máy. Nếu Talkt time càng nhỏ nghĩa tốc độ ra hàng càng nhanh

Ví dụ: Trên dây truyền khoảng cách 2 chiếc áo là 15 phút, do vậy năng suất 1 ca 8 tiếng là = 8*60/15= 42 cái

PQCDSMEH là gì ?

PQCDSMEH là viết tắt của các từ dưới đây

P: Productivity - Năng suất

Q: Quality - Chất lượng hàng hóa

C: Cost - Chi phí sản xuất

D: Delivery - Tiến độ giao hàng

S: Safety - An toàn lao động

M: Morale: Tinh thần của người lao động

E: Enviroment: Môi trường (bao gồm môi trường lao động và ảnh hưởng môi trường bên ngoài nhà máy)

H: Health: Sức khỏe người lao động

Trên đây là các hạng mục quản lý trong một nhà máy

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Công cụ cải tiến thao tác "Ít - Cùng - Ngắn - Dễ"

 Khi cải tiến thao tác bạn chú ý sử dụng Công cụ "Ít - Cùng - Ngắn - Dễ" sau:

Ít: Ít thao tác nhất

Cùng: Làm cùng 2 tay

Ngắn: Di chuyển ngắn nhất

Dễ: Dễ làm nhất

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

ECRS: Công cụ tối ưu hóa quy trình

Trong việc tối ưu hóa quy trình thì chúng ta sẽ hướng tới làm sao để quy trình ngắn gọn nhất, đơn giản nhất thì chúng ta sẽ sử dụng công cụ ECRS

ECRS là viết tắt của 4 từ Eliminate, Combine, Rerange và Simplify

Eliminate: Tức là trong quy trình chúng ta sẽ tìm cách loại bỏ các bước không cần thiết như chờ đợi, tìm kiếm, thao tác thừa, sửa chữa

Combine: Tức là chúng ta tìm cách kết hợp các bước với nhau: Việc này thường liên quan tới việc phân công lại công việc cho mọi người để đảm bảo sự cần bằng công việc giữa các thành viên. Cách này thường kết hợp công việc ít thời gian cho một người

Rerange: Sắp xếp các bước theo 1 thứ tự mới phù hợp hơn. Để làm tốt việc này chúng ta áp dụng quy tắc đầu ra của công đoạn này là đầu vào của công đoạn sau

Simplify: Chúng ta tìm cách làm một bước nào đó trở nên đơn giản hơn: Với các bước khó thì chúng ta nên tìm cách thay làm đơn giản bằng một giải pháp khác bằng cách làm khác, công cụ khác thậm chí là chia thành các bước nhỏ hơn

Hy vọng các bạn đã hiểu ECRS là gì và sẽ ứng dụng nó vào việc tối ưu hóa quy trình của mình