Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

Quản lý trực quan trong sản xuất

Quản lý trực quan là truyền tải thông tin dễ thấy, dễ hiểu trong nhà máy giúp mọi người nắm bắt thông tin nhanh chóng và phát hiện ra các trạng thái bất thường một cách nhanh nhất

Dưới dây là các ví dụ về Quản lý trực quan trong sản xuất



2. Layout nhà xưởng


3. Vạch kẻ đường, vạch phân khu



4. Biển chỉ dẫn


5. Biểu đồ, dashboard



6. Sắp xếp trực quan



7. Kế hoạch trực quan

Phân biệt Lead time, Cycle time và Talkt time là gì ?

Lead time: Thời gian tính từ khi đặt hàng tới khi khách hàng nhận được hàng. 

Đây là đại lượng đặc trưng khả năng đáp ứng của Nhà máy, Lead time càng ngắn thì khách hàng càng nhận được hàng sớm

Ví dụ: Ngày 20/8 khách order 500 sản phẩm, ngày 25/8 khách nhận được thì lead time là 5 ngày

Cycle time: Là thời của 1 sản phẩm tính từ lúc vào truyền tới khi ra khỏi truyền

Đây là đại lượng thể hiện cho độ thời gian lưu trên truyền của sản phẩm, sản phẩm càng lưu trên truyền lâu thì chi phí sản xuất càng tăng

Ví dụ: 1 chiếc áo từ khi bắt đầu cắt vải tới khi đóng hộp xong thì mất 4h, Cycle time = 4h

Talkt time: Là khoảng cách giữa 2 sản phẩm liền kề trên truyền

Đây là đại lượng đặc trưng cho năng suất của nhà máy. Nếu Talkt time càng nhỏ nghĩa tốc độ ra hàng càng nhanh

Ví dụ: Trên dây truyền khoảng cách 2 chiếc áo là 15 phút, do vậy năng suất 1 ca 8 tiếng là = 8*60/15= 42 cái

PQCDSMEH là gì ?

PQCDSMEH là viết tắt của các từ dưới đây

P: Productivity - Năng suất

Q: Quality - Chất lượng hàng hóa

C: Cost - Chi phí sản xuất

D: Delivery - Tiến độ giao hàng

S: Safety - An toàn lao động

M: Morale: Tinh thần của người lao động

E: Enviroment: Môi trường (bao gồm môi trường lao động và ảnh hưởng môi trường bên ngoài nhà máy)

H: Health: Sức khỏe người lao động

Trên đây là các hạng mục quản lý trong một nhà máy

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Công cụ cải tiến thao tác "Ít - Cùng - Ngắn - Dễ"

 Khi cải tiến thao tác bạn chú ý sử dụng Công cụ "Ít - Cùng - Ngắn - Dễ" sau:

Ít: Ít thao tác nhất

Cùng: Làm cùng 2 tay

Ngắn: Di chuyển ngắn nhất

Dễ: Dễ làm nhất

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

ECRS: Công cụ tối ưu hóa quy trình

Trong việc tối ưu hóa quy trình thì chúng ta sẽ hướng tới làm sao để quy trình ngắn gọn nhất, đơn giản nhất thì chúng ta sẽ sử dụng công cụ ECRS

ECRS là viết tắt của 4 từ Eliminate, Combine, Rerange và Simplify

Eliminate: Tức là trong quy trình chúng ta sẽ tìm cách loại bỏ các bước không cần thiết như chờ đợi, tìm kiếm, thao tác thừa, sửa chữa

Combine: Tức là chúng ta tìm cách kết hợp các bước với nhau: Việc này thường liên quan tới việc phân công lại công việc cho mọi người để đảm bảo sự cần bằng công việc giữa các thành viên. Cách này thường kết hợp công việc ít thời gian cho một người

Rerange: Sắp xếp các bước theo 1 thứ tự mới phù hợp hơn. Để làm tốt việc này chúng ta áp dụng quy tắc đầu ra của công đoạn này là đầu vào của công đoạn sau

Simplify: Chúng ta tìm cách làm một bước nào đó trở nên đơn giản hơn: Với các bước khó thì chúng ta nên tìm cách thay làm đơn giản bằng một giải pháp khác bằng cách làm khác, công cụ khác thậm chí là chia thành các bước nhỏ hơn

Hy vọng các bạn đã hiểu ECRS là gì và sẽ ứng dụng nó vào việc tối ưu hóa quy trình của mình
 

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

Cách phát hiện vấn đề để cải tiến tại hiện trường sản xuất

Cách đơn giản nhất để phát hiện vấn đề tại hiện trường đặt câu hỏi "Có đúng không ?, có gì bất thường không ?, có thể làm gì tốt hơn không ?"

"Có đúng không ?"

Đây chính là câu hỏi để xác định xem các quy định có được tuân thủ như mọi thứ có để trong khu vực quy định, người công nhân có làm đúng thao tác không, hàng hóa có được kê lót không
Nếu trong một nhà máy mà không thể trả lời như thế nào là đúng thì đó là vấn đề lớn nhất vì nhà máy đó là một nhà máy thiếu tiêu chuẩn, thiều quy định và về cơ bản là thiếu vai trò của người quản lý

"Có gì bất thường không ?"

"Có gì bất thường không ?" là câu hỏi tiếp theo, vì ngay cả khi mọi thứ đều đúng thì cũng có những điều bất thường ví dụ như: tại sao có một bạn công nhân lại không làm việc, bạn đó chờ đợi gì sao, công đoạn trước đó không cấp đủ hàng cho bạn đó làm sao. Bằng câu hỏi "Có gì bất thường không ?" chúng ta ngay lập tức phát hiện được vấn đề

"Có thể làm gì tốt hơn không ?"

Mọi thứ đều đúng, mọi thứ không có gì bất thường, vậy thì sẽ không có gì cải tiến sao vậy thì câu hỏi tiếp theo là "Có thể làm gì tốt hơn không ?" ví dụ như làm gì để không phải lau sản phẩm không, làm gì để nhanh hơn không...Bằng câu hỏi này tự chúng ta đã thiết kế ra các vấn đề để xử lý

Qua 3 câu hỏi "Có đúng không ?, có gì bất thường không ?, có thể làm gì tốt hơn không ?" trên chúng ta sẽ có thấy rất nhiều việc cải tiến
Rất mong qua bài viết này các bạn sẽ có Cách phát hiện vấn đề để cải tiến tại hiện trường sản xuất hiệu quả

Tam hiện là gì ?

Tam hiện có nghĩa là Hiện trường, hiện vật, hiện trạng

Hiện trường

Tức là tới hiện trường để nắm vấn đề

Hiện vật

Là quan sát hiện vật, hiện tượng tại hiện trường

Hiện trạng

Qua việc xem xét hiện vật, hiện tượng chúng ta sẽ xác định được hiện trạng từ đó xác định được các vấn đề

Tam hiện chính là là công cụ để người quản lý xác nhận lại vấn đề mà không phải qua việc báo cáo của nhân viên.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2022

5W2H là gì ? Cách áp dụng 5W2H vào việc công việc hàng ngày

5w2h là cộng cụ tư duy vô cùng hữu ích, nó giúp chúng ta hiểu rõ công việc chúng ta định làm sắp tới

5w2h là viết tắt của What, Why, Who, When, Where, How, How much

5w2h là gì ?

What: Làm gì

Việc chúng ta định làm là gì ?. What chính là quan trọng nhất vì chúng ta đã trả lời được việc chúng ta làm. Các bạn cần đưa ra một cách cụ thể và rõ ràng việc mình cần làm là gì

Ví dụ: Tôi sẽ đi bộ vào buổi sáng

Why: Tại sao cần làm

Tại sao chúng ta cần làm việc đó, làm việc đó sẽ được lợi ích gì

Ví dụ: Vì tôi thấy công việc của tôi ít vận động nên tôi cần đi bộ để vận động nhiều hơn

Who: Ai làm

Ai làm việc đó, ai chủ trì, ai phối hợp

Ví dụ: Để đi bộ vui vẻ hơn tôi đã rủ một người bạn của mình đi cùng

When: Khi nào xong

Khi nào phải làm xong việc đó, làm việc đó từ khi nào

Ví dụ: Tôi sẽ đi bộ từ lúc 5h sáng tới 6h sáng

Where: Ở đâu

Làm việc đó ở đâu

Ví dụ: Tôi sẽ đi bộ ở công viên gần nhà, mỗi vòng quanh công viên khoảng 2 km, mỗi sáng tôi sẽ đi 2 vòng

How: Bằng cách nào 

Cách thức chúng ta dự định làm việc đó là thế nào

Ví dụ: Tôi đã tìm hiểu và biết được cách đi bộ hiệu quả là

1. Tôi chọn 1 đôi dày chuyên cho đi bộ và chọn vài bộ quần áo phù hợp cho việc đi bộ

2. Trước khi đi bộ tôi có bài tập khởi động 10 phút

3. Khi đi bộ nên trò chuyện với bạn bên cạnh sẽ kiểm soát được nhịp thở

How much: Bao nhiêu tiền

Chúng ta làm việc đó hết bao nhiêu tiền

Ví dụ: Thực tế việc đi bộ chỉ mất chi phí về giày tập và quần áo tập, hàng tháng tiêu hao cho việc này khoảng 200k

Hy vọng bài viết đã giới thiệu cho các bạn hiểu được 5W2H là gì và cách áp dụng 5W2H vào công việc hàng ngày