Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2022

Suy nghĩ tích cực

"Suy nghĩ tích cực là gì" có phải bạn đang tìm kiếm đinh nghĩa này. Hãy xem vài ví dụ tôi đưa cho bạn nhé

Khi nhìn vào tờ giấy phía trên hầu hết trong chúng ta sẽ nhìn thấy chấm đen và tập trung tâm trí vào nó đúng không. Bạn có biết rằng "Chấm đen" đó chiếm bao nhiêu diện tích của tờ giấy đó:1/100 hay 1/1000 hay 1/10000

Ví dụ khác khi nhìn vào mặt của cô gái rất xinh đẹp, với 1 vết bớt trên mặt thì chắc hẳn nhiều người trong chúng ta cũng sẽ để ý vết bớt đầu tiên mà quên mất rằng một cô gái rất xinh đẹp đang đứng trước chúng ta. Bao nhiêu người trong chúng ta đủ tỉnh táo nhận ra rằng cô gái này rất xinh đẹp với làn da trắng, mũi cao, mắt sáng

Một ví dụ khác, bạn là một nhân viên mới của một công ty, bạn rất giỏi chuyên môn, còn mọi người ở đây ngoài giỏi chuyên môn còn giỏi tiếng anh, giỏi kỹ năng và bạn cảm thấy mình kém cỏi, lu mờ trước họ thay vì bạn bình tĩnh và nhận diện được đây là cơ hội để mình có thể học hỏi

Một ví dụ nữa, trong cơn mưa trời tối âm u rồi sau đó chút 1 chút 1 trời sáng dần ra và trở nên trong xanh

Đến đây bạn có định hình về khái niệm suy nghĩ tích cực là gì không ?

Một ví dụ nữa nhé, vào 1 hôm tôi rất buồn nhưng xem video trên mạng có 1 đoạn là mỗi người trong chúng ta đều sinh ra là do sự chọn lọc từ hàng triệu tinh trùng, ngay khi đó tôi cảm thấy mình rất may mắn vì đã có mặt trên đời này

Thêm ví dụ nữa có được khộng nhỉ'. Chuyện là Anh sếp tôi có kể mỗi sáng thức dậy điều may mắn nhất, và là động lực để làm việc đó là nhìn thấy ánh sáng mặt trời, nhìn thấy người xung quanh an lành là đã cảm ơn đời rồi, và đó cũng chính là động lực làm việc cả ngày hôm đó của Anh

Qua các ví dụ trên mọi người có thấy là trong mỗi sự vật sự việc chúng ta trải qua hàng ngày đều có điểm sáng và điểm tối. Hầu hết trong chúng ta sẽ nhìn vào điểm tối đúng không. Nhưng để bạn trở lên thành công bạn cần, bạn nên, bạn phải nhìn vào điểm sáng. Và đó chính là Suy nghĩ tích cực

Vậy suy nghĩ tích cực có lợi ích gì ?

Lại là 1 ví dụ, vào 1 hôm tôi và 1 đồng nghiệp đi công tác, trên đường về vì anh lái xe lại quên không rẽ vào lối ra cao tốc theo như lịch trình (do anh là lái xe mới) do vậy là chúng tôi phải đi đường khác xa hơi và đáng lẽ về tới công ty 5h thì lại về lúc 7h. Tôi thì mặt mày cau có, nhưng đồng nghiệp của tôi thì lại bảo vì có sự cố này nên lại được đi qua Hồ Tây thơ mộng. Tôi vì thế cũng thấy thoải mái hơn, và tôi biết Anh lái xe cũng cảm thấy đỡ bứt dứt hơn

Hy vọng qua bài viết này mọi người có thể hiểu được thế nào là Suy nghĩ tích cực và lợi ích của nó

Còn với cá nhân tôi, Suy nghĩ tích cực giúp tôi tin tưởng rằng ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay, giúp tôi có mối quan hệ tốt đẹp hơn với đồng nghiệp vì tôi không nhìn cái xấu của họ

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Marketing là gì và ý nghĩa của Marketing là gì

Marketing là gì nhỉ ? quảng cáo và marketing có phải là một không ? Tôi tin rằng có nhiều người đang nhầm tưởng hai khái niệm đó là một và tôi cũng đã từng như thế và khi hiểu marketing là gì thì tôi thấy hoạt động marketing vô cùng ý nghĩa và tôi tiếc vì đã không biết tới khái niệm marketing sớm hơn, có lẽ do tôi hiểu marketing đơn giản như là quảng cáo. Vậy 

Marketing là gì ?

Marketing là hoạt động kết nối nhu cầu của người mua và người bán. Nó xuất phát từ mong muốn của doanh nghiệp là sản xuất và cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng của người tiêu dùng. Marketing giúp doanh nghiệp đem lại những sản phẩm có giá trị với người tiêu dùng và đó là chính là cách mà doanh nghiệp đạt được thành công
Lưu ý: quảng cáo chỉ là công cụ để doanh nghiệp làm marketing

Marketing có nhiệm vụ gì

1. Nghiên cứu thị trường

Trước khi doanh nghiệp định sản xuất hoặc kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải biết người tiêu dùng cần cái gì, số lượng thế nào và chấp nhận mức giá như thế nào. Khi đó Marketing sẽ tìm hiểu, thăm dò, khảo sát xem người tiêu dùng đang cần gì, họ mong muốn gì, những ai đang sản xuất những sản phẩm nhằm định hướng cho doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.

2. Định hướng người tiêu dùng

Khi doanh nghiệp đã có sản phẩm thì marketing sẽ giúp cho mọi người biết tới các sản phẩm đó. Marketing sẽ giúp khách hàng biết được sản phẩm của công ty có tác dụng gì, có những ưu điểm gì và hướng cho khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Lúc này là lúc mà quảng cáo được phát huy tác dụng của nó. Có điều các bạn lưu ý marketing không phải là bán hàng nhá, bán hàng là nhiệm vụ của bộ phận bán hàng đó (sale)

3. Kết nối khách hàng với doanh nghiệp

Khách hàng mua và sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp thì làm sao để doanh nghiệp có thể tiếp tục mua các sản phẩm của chúng ta. Khi đó marketing lại "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" để biết khách hàng muốn gì tiếp theo.

Nhiệm vụ marketing là của ai

marketing là gì
Marketing là tất cả hoạt động của doanh nghiệp
Như đã nói ở trên marketing xuất phát từ mong muốn của doanh nghiệp là sản xuất và cung cấp các sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng của người tiêu dùng do vậy mà nhiệm vụ marketing không phải chỉ riêng của Bộ phận marketing mà marketing là nhiệm vụ của toàn bộ mọi người trong doanh nghiệp hay nói cách khác toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp đều là làm marketing. Với những ai đã biết về ISO thì chắc chắn hiểu điều này một cách dễ dàng.

Ý nghĩa của Marketing

- Với doanh nghiệp marketing sẽ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sản xuất ổn định.
- Với người tiêu dùng marketing giúp họ có được những gì mình cần, giúp họ được doanh nghiệp phục vụ tốt nhất
- Với xã hội marketing sẽ giúp tạo ra chuỗi cung ứng liên hoàn để thỏa mãn nhu cầu của mọi xã hội, tránh tình trạng nơi thì thiếu cái này nơi thì thừa cái kia. Marketing sẽ giúp điều tiết sản xuất của toàn xã hội.
Lời kết: Marketing sẽ là hoạt động không thể thiếu trong đời sống hiện đại vì ý nghĩa to lớn của nó. Xã hội còn thì sẽ còn Marketing. Marketing là kiến thức mà mỗi người trong chúng ta đều nên biết trước khi chúng ta làm điều gì khác. Nó sẽ giúp chúng ta luôn có tư duy là học cái gì để làm gì và làm thế thì chúng ta được gì và như thế nó sẽ tạo động lực cho chúng ta trong mọi việc làm của chúng ta. Các bạn trẻ nhé !




Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

5M + 1E + 1I là gì

Để thực hiện một quá trình nào đó bạn đều phải dùng tới các yếu tố trong 5M + 1E + 1I. Vậy 5M + 1E + 1I là gì:
5M
Man : Con người
Machine: Máy móc
Các công cụ cũng được gọi là máy móc
Method: Phương pháp
Material: Vật liệu
Vật liệu là yếu tố duy nhất biến đổi trong một quá trình, nó cấu thành sản phẩm và đó cũng là mục đích của quá trình.
Measure: Công cụ đo lường
Công cụ đo lường có thể là hữu hình nhưng cũng có thể là vô hình. Ví dụ: đánh giá nội bộ là một công cụ vô hình để đánh giá hệ thống quản lý 
1E
Enviroment: Môi trường
Môi trường là tất cả những thứ cần thiết để thực hiện quá trình
1I
Information: Thông tin

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Các bước chuyển đổi sang ISO 9001:2015

cac buoc chuyen doi iso 9001-2015

Nếu bạn là một nhân viên hay thư ký ISO đang được doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho chuyển đổi ISO 9001:2015 thì bạn có thể tham khảo bài viết này nhé:
Công việc
Nội dung
1. Định hướng chuyển đổi hệ thống của Hiện cho phù hợp với những yêu cầu của ISO 9001:2015
- Tìm hiểu, xác định các thay đổi lớn của ISO 9001:2015 so với ISO 9001:2015
- Tìm những điểm phù hợp, điểm không phù hợp của hệ thống quản lý hiện tại
- Định hướng chuyển đổi hệ thống của công ty để phù hợp với ISO 9001:2015
3. Trao đổi với lãnh đạo về những việc phải làm khi chuyển đổi sang ISO 9001:2015
- Trao đổi về những thay đổi lớn của ISO 9001:2015 và sự thay đổi tương ứng hệ thống quản lý
- Trao đổi về vai trò của Lãnh đạo trong hệ thống ISO 9001:2015
- Trao đổi về định hướng chuyển đổi của hệ thống quản lý
4. Điều chỉnh định hướng chuyển đổi
- Điều chính định hướng cho phù hợp với yêu cầu của lãnh đạo
5. Trao đổi với mọi người về những thay đổi của ISO 9001-2015 và nhiệm vụ của họ
- Truyền đạt cho tất cả mọi người về sự cần thiết của việc áp dụng ISO 9001:2015 vào việc quản lý
- Cung cấp thông tin về sự thay đổi của ISO 9001:2015 với mọi người
- Xác định lại dòng chảy sản phẩm
- Xác định vai trò và nhiệm vụ của các cá nhân và phòng ban trong hệ thống của công ty trong dòng chảy đó
6. Đánh giá nội bộ lần 1
- Xem xét sự phù hợp của hệ thống hiện tại của công ty so với các yêu cầu của tiêu chuẩn mới
7. Xem xét lãnh đạo
- Lãnh đạo xem xét tình hình của hệ thống hiện tại
- Lãnh đạo điều chỉnh về chế độ, chính sách cho phù hợp
- Lãnh đạo xem xét việc cung cấp các nguồn lực phù hợp
8. Thực hiện khắc phục theo đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo
- Tiến hành khắc phục các sự không phù hợp theo chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
9. Triển khai áp dụng những gì đã khắc phục
- Tiến hành áp dụng trong các quá trình thực tế, ghi nhận lại những sự không hợp và ghi chép hồ sơ
10. Đánh giá nội bộ lần 2
- Xem xét những điều chưa phù hợp nảy sinh để giải quyết trước khi đánh giá
11. Khắc phục trước khi đánh giá
- Khắc phục những sự chưa phù hợp phát hiện ở trên
12. Xin đánh giá chứng nhận
- Liên hệ đánh giá
- Ký hợp đồng đánh giá
- Tiếp đoàn đánh giá
- Khắc phục sau đánh giá
- Tiếp nhận chứng chỉ
13. Theo dõi áp dụng
- Theo dõi việc ghi chép hồ sơ và sự tuân thụ
- Phân tích các số liệu
- Ghi nhận các điểm chưa phù hợp
- Ghi nhận các đề nghị cải tiến
- Khắc phục các sự không phù hợp
- Cải tiến theo các đề xuất đã ghi nhận

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Lợi ích khi áp dụng ISO 9001

Khi được áp dụng, ISO 9001 không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà nó còn đem lại lợi ích cho người lao động, khách hàng, nhà cung cấp và xã hội nữa. Vậy những lợi ích đó là gì:
loi ich khi ap dung iso 9001
Lợi ích khi áp dụng ISO 9001 là không thể chối cãi

Lợi ích với doanh nghiệp

- Tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định
- Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
- Giúp lãnh đạo đưa ra những quyết định hợp lý
- Giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến
- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- Tạo được niềm tin với khách hàng, người lao động, nhà cung cấp và xã hội
- Giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác

Lới ích với người lao động

- Có một môi trường lao động hấp dẫn
- Được ghi nhận công lao với phù hợp với những gì mình đã bỏ ra và cống hiến
- Được tăng lương, thưởng và các chế độ khác

Lợi ích với khách hàng

- Nhận được các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng hợp lý
- Luôn được lắng nghe để nhận được những sản phẩm tốt hơn và phù hợp hơn

Lợi ích với nhà cung cấp

- Luôn được cung cấp thông tin đầy đủ về các mặt hàng mà mình cung cấp
- Được doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi, có những cách giao tiếp hợp lý

Lợi ích với xã hội

Với tất cả những lợi ích mà ISO 9001 đã đem lại ở trên thì nó sẽ thúc đẩy xã hội phát triển một cách mạnh mẽ.
ISO 9001:2015 đã được ban hành với nhiều cải tiến lớn, giúp nâng cao sức mạnh cho hệ thống quản lý. Vậy nếu doanh nghiệp chưa áp dụng ISO 9001 hay chưa nâng cấp lên phiên bản mới thì còn chờ gì nữa ?

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

ISO 9001 là gì

ISO 9001 là gì ?

ISO 9001 là các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp do tổ chức ISO thế giới khuyến khích các tổ chức doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp, không phân biệt ngành nghề và quy mô, có khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng ổn định, phù hợp với những yêu cầu khách hàng của họ đặt ra ở thời điểm hiện tại và những sản phẩm có chất lượng ổn định, cao hơn trong tương lai.
ISO 9001 la gi
ISO 9001 giúp doanh nghiệp luôn cải tiến

Một số lưu ý:

- ISO 9001 không phải không phải hệ thống quản lý chất lượng, tuy nhiên các doanh nghiệp có thể hoàn toàn dựa vào các yêu cầu đó để xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp của mình. Các doanh nghiệp cũng  không nên nói là “Hệ thống quản lý ISO 9001” mà nên nói là “Hệ thống quản lý theo ISO 9001”
- Tiểu chuẩn ISO 9001 không phải là tiêu chuẩn của sản phẩm,  vì vậy các doanh nghiệp không được nói là sản phẩm của công ty tôi đạt chất lượng ISO 9001 nào đó
- Việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng có theo hay không theo, cần chứng nhận hay không là hoàn toàn do doanh nghiệp lựa chọn. Hãy hiểu đó là một khuyến nghị chứ không phải là một yêu cầu

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

7 nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO 9001:2015

Doanh nghiệp của bạn đã áp dụng ISO nhưng lại chưa đạt được kết quả mong đợi, hãy xem bạn hệ thống của bạn đã tuân thủ 7 nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO 9001:2015 chưa ? 
7 nguyên tắc quản lý chất lượng iso 9001-2015
Đảm bảo các nguyên tắc quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp bạn thành công
Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng
Đây có lẽ là nguyên tắc mà mọi doanh nghiệp tưởng chừng như rất hiểu nhưng thực tế lại không như vậy. Bởi lẽ với nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay thì chỉ có thể nói là hiểu được khách hàng chứ chưa hướng vào khách hàng. Hiểu khách hàng và hướng vào khách hàng là hai khái niệm là hoàn toàn khác biệt. Các doanh nghiệp không dùng việc hiểu khách hàng để làm thỏa mãn khách hàng mà các doanh nghiệp dùng việc hiểu khách hàng đó để làm cho khách hàng của mình mua hàng của mình mà thôi. Các doanh nghiệp chưa suy nghĩ cho khách hàng của mình và vì thế mà tỉ lệ khách hàng quay lại hoặc có đánh giá tốt về sản phẩm của doanh nghiệp của bạn là rất thấp.
Ngoài ra một số doanh nghiệp đang làm ăn theo kiểu quan hệ thì chắc chắn sẽ không có tiến bộ, bởi lẽ họ không có khách hàng. Người mà nhận sản phẩm của họ không có quyền phản hồi về chất lượng của họ.
Những doanh nghiệp đang thành công trên thế giới thì ngoài việc thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng họ còn vượt xa hơn thế. Họ còn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ ưu việt và mang tính định hướng. Vì vậy mà khách hàng cảm thấy nó vượt xa sự mong đợi của họ.

Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo

Lãnh đạo có vai trò chủ đạo trong việc thành công của một tổ chức. Lãnh đạo phải thống nhất giữa phương hướng và mục tiêu của tổ chức. Vai trò của lãnh đạo là:
- Định hướng 
- Phân quyền
- Quy định cách trao đổi thông tin nội bộ
- Cung cấp nguồn lực (thiết bị, văn phòng phẩm, vật tư)
- Quyết định mọi việc dựa trên bằng chứng
- Tạo môi trường thu hút mọi người (lương, môi trường an toàn, thưởng cải tiến)
- Nhận kết quả của các việc mà mình làm
Lãnh đạo hãy làm đúng và đủ vai trò của mình. Hiện nay có nhiều lãnh đạo thay vì cầm tay chỉ việc là hành động mang tính là hướng dẫn thì đã làm hộ việc của nhân viên luôn, lại có một số lãnh đạo thì lại yêu cầu nhân viên là phải có chất lượng, đảm bảo tiến độ nhưng lại không chịu đầu tư...Những điều đó đã vi phạm các nguyên tắc còn lại của hệ thống quản lý.
Còn một điều nữa là trong quá trình chèo lái con thuyền của mình để đi được tới đích thì lãnh đạo có thể thay đổi hướng đi của doanh nghiệp. Điều quan trọng là mỗi lần đổi hướng thì phải có sự nhất quán trong doanh nghiệp, lãnh đạo phải báo hiệu cho mọi người sự chuyển hướng đó không thì đầu xuôi mà đuôi thì đập vào đá và hậu quả là cả con tàu sẽ chìm nghỉm.

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người

Mỗi người trong tổ chức đều tham gia vào các quá trình của tổ chức và vì thế sẽ ảnh hưởng tới sự thành công của tổ chức. Đã có doanh nghiệp trả lời tất cả mọi người của tôi đều tham gia vào hệ thống của tôi. Điều đó đúng nhưng lại chưa đúng vì họ chưa thật sự tự nguyện tham gia, họ không giúp cải tiến hệ thống. Vì vậy để có được sự tham gia của mọi người, lãnh đạo doanh nghiệp phải thấu hiểu rằng mỗi cá nhân trong tổ chức đều quan trọng. Hãy truyền đạt cho họ hiểu điều đó và có cơ chế khích lệ họ tham gia một cách nhiệt tình vào hệ thống, hãy để mọi người giúp doanh nghiệp cải tiến.

Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình

Hệ thống của bạn rất phức tạp, bằng việc cắt nhỏ hệ thống thành nhiều quá trình sẽ giúp bạn quản lý hệ thống của bạn một cách dễ dàng và hiệu quả. Tại mỗi quá trình bạn phải xác định đầu vào bao gồm các yếu tố gì (4M+1E) yêu cầu mỗi các yếu tố đó như thế nào và bạn kiểm soát kết quả của mỗi quá trình đó ra sao. Nếu một quá trình không đạt được kết quả mong muốn hoặc việc đo lường sai kết quả đó sẽ dẫn tới việc sản phẩm cuối cùng sẽ không đáp ứng được yêu cầu.

Nguyên tắc 5: Quyết định dựa trên bằng chứng

Đây đang có lẽ là nguyên tắc mà có ít doanh nghiệp Việt Nam đang đáp ứng được nhất. Có nhiều quyết định đầu tư cả tiền tỷ nhưng mang tính cảm tính dẫu biết rằng đôi khi lãnh đạo cần sự quyết đoán và nhanh nhậy . Lý do lớn nhất của vấn đề này có lẽ là các doanh nghiệp chưa ý thức được điều này.
Điều đáng nói là những quyết định nội bộ trong công ty đang mang tính cảm tính như việc tuyển dụng, tăng lương...Một hệ thống quản lý thì phải đo lường được nhưng nhưng nhiều tiêu chí đánh giá thì mang tính chất rất chung chung. Vì vậy để đưa ra những quyết định sáng suốt dựa trên số liệu xác thực thì hãy bắt đầu từ việc xác định các thông tin cần thu thập và phân tích chúng khi cần thiết.

Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục

Rõ ràng là xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ngày càng cao vì việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm là điều đặt ra với mỗi doanh nghiệp. Vấn đề là làm sao để cải tiến đây. Sự cải tiến sẽ đến từ cả các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Thứ nhất hãy luôn lắng nghe khách hàng để biết được nhu cầu của họ và làm sao đáp ứng vượt cả nhu cầu của họ. Thứ hai là hãy có những chính sách đãi ngộ tốt với người lao động để thúc đẩy họ sáng tạo và cải tiến.

Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ

Ở phiên bản ISO 9001:2008 thì nguyên tắc này là hợp có lợi với nhà cung ứng. Tuy nhiên với phiên bản ISO 9001:2015 thì có cách nhìn mới và đúng đắn hơn. Bởi lẽ để doanh nghiệp phát triển được thì doanh nghiệp cần phải biết được vị trí của mình so với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp phải dung hòa được lợi ích với người lao động, xã hội, người cung ứng, nhà nước...
Hy vọng với bài viết này các doanh nghiệp sẽ hiểu được tầm quan trong việc đáp ứng và cách vận dụng các nguyên tắc quản lý chất lượng vào hệ thống quản lý ISO của mình.

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

ISO là gì ?

Đã biết tới và làm việc về ISO một thời gian khá dài nhưng thật sự tới hôm nay khi mà có ý định viết để cho các bạn  hiểu về ISO thì tôi mới lại đặt câu hỏi cho mình là ISO là gì, và tôi thật sự thấy được những điều thú vị.
iso la gi

ISO là gì ?

ISO là tên gọi của tổ chức tiêu chuẩn hóa thế giới (International organization for standardizaton), được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Đây là tổ chức quốc tế độc lập, phi chính phủ với 162 thành viên là  cơ quan tiêu chuẩn của các quốc gia. Thông qua các thành viên, ISO tập hợp các chuyên gia tự nguyện chia sẻ kiến thức và phát triển đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ đổi mới và cung cấp giải pháp cho các thách thức mang tính toàn cầu dựa trên tính đồng thuận.
Chú ý: 
- ISO không phải là tên viết tắt bởi tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế trong tiếng Anh là International organization for standardizaton (IOS) và trong tiếng Pháp là organisasion internationale de nomalisation (OIN). ISO là rút gọn của từ isos trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là bình đẳng, những người sáng lập ra ISO lấy tên này mong muốn là dù ở quốc gia nào, ngôn ngữ nào thì nó đều là ISO và đều bình đẳng.
- Hiện nay khi nhắc tới ISO thì mọi người đều nghĩ ngay tới tiêu chuẩn nọ kia. Sở dĩ nhữ vậy là khi tổ chức ISO ban hành bất cứ tiêu chuẩn nào thì mã tiêu chuẩn đó đều có tiền tố là ISO. Như vậy theo cách hiểu nôm na hiện nay ISO đang được hiểu là tiêu chuẩn.
- Các bạn có thể hiểu đơn giản ISO là những kiến thức, kinh nghiệm được đúc kết bởi những chuyên gia hàng đầu và đã được đóng góp, chỉnh sửa bởi những chuyên gia khác sau đó công bố (đừng dùng từ ban hành) nhằm đưa ra một giải pháp mang tính chuẩn mực cho một vấn đề nào đó và khuyến khích mọi người sử dụng. Vì vậy khi đọc một tiêu chuẩn ISO nào đó thì bạn hãy đọc mục đích áp dụng của nó nhá.

Vài nét về ISO

- Được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947 nhưng trước đó đã có 65 đại biểu thuộc 25 quốc gia khác nhau đã nhóm họp ở London
- Năm 1949 đã chuyển về trụ sở tại Thụy Sĩ
- Năm 1951 đã ban hành tiêu chuẩn đầu tiên
- Năm 1960 đã ban hành bộ đơn vị quốc tế SI (system international d'unités)
- Hiện tại có 150 nhân viên toàn thời gian tại Trụ sở ở Thụy Sỹ
- Từ khi thành lập đã công bố 19000 tiêu chuẩn quốc tế bao phủ hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống
Các thông tin trên được tham khảo tại http://www.iso.org nhằm cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết nhất về tổ chức ISO.